Du lịch Trà Vinh vẫn luôn đem đến sự mới mẻ và thú vị cho những người tham gia các chuyến du lịch miền Tây. Tuy nhiên, trong danh sách những địa điểm nổi tiếng thu hút du khách từ tỉnh này và các vùng xung quanh, không thể không kể đến ao Bà Om.
Ao Bà Om ở đâu?
Ao Bà Om, hay Ao Vuông nằm cạnh Quốc lộ 53, thuộc phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về phía Tây Nam. Đây là một cái ao nước phẳng lặng, có chiều dài khoảng 500m và chiều rộng khoảng 300m. Ao được bao bọc bởi những cây sầu, cây dầu cổ thụ có hàng trăm năm tuổi, với hình dáng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Những khu rừng cây này không chỉ mang lại bóng mát cho khu vực ao mà còn kết hợp với nước tạo nên không khí trong lành và mát mẻ suốt cả năm.
Có thể bạn quan tâm: NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH SÓC TRĂNG KHÔNG NÊN BỎ LỠ
Ấn tượng đầu tiên khi tới thăm ao Bà Om là cảm giác mát mẻ trước cảnh trời nước xanh biếc một màu. Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông) khách sẽ bất ngờ vì ao lớn quá, phải gọi là hồ thì đúng hơn.
Vào các ngày cuối tuần, ao Bà Om trở thành điểm đến yêu thích của nhóm du khách hoặc cộng đồng người dân địa phương để tổ chức các buổi dã ngoại và thưởng thức các món ăn ngon.
Xem thêm: KHÁM PHÁ CHÙA DƠI SÓC TRĂNG – NGÔI CỔ TỰ HƠN 400 NĂM TUỔI
Truyền thuyết về cái tên Ao Bà Om
Ghé thăm Ao Bà Om ở Trà Vinh du khách không chỉ được tận hưởng không gian trong lành, mát mẻ nơi đây mà còn được nghe người dân kể lại câu chuyện về sự hình thành ao.
Theo truyền thuyết, từ xa xưa, khi người dân trong khu vực này quyết định đào ao để lưu giữ nước trong mùa khô, xảy ra một cuộc cạnh tranh sôi nổi giữa hai nhóm nam và nữ. Phía nam tỏ ra mạnh mẽ và tự tin, vừa làm việc và vui đùa. Trong khi đó, nhóm nữ, dưới sự chỉ huy của một phụ nữ tên là Om, đã sử dụng sự khéo léo và nhiều chiêu trò để trì hoãn tiến trình làm việc của nhóm nam. Khi gần hoàn thành việc đào ao, họ còn đặt một lồng đèn ở phía đông, khiến nhóm nam tưởng rằng sao mai đã mọc, (theo quy ước sẽ dừng nghỉ khi sao mai mọc) dẫn đến việc phe nam giới dừng công việc sớm. Kết quả, nhóm nữ giành chiến thắng vượt trội và để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om. Và truyền thống nam đi cưới nữ, con phải lấy họ mẹ trong dân tộc Khmer cũng bắt đầu từ đây. Mãi đến sau này khi người Pháp cai trị nước ta thì con mới lấy theo họ cha.
Xem thêm bài viết hay: DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP
Hai bên con đường chính dẫn vào Ao Bà Om là một khu “chợ trời” ẩm thực rất nhộn nhịp, đông vui. Du khách có thể tản bộ ngắm cảnh và khi nào cảm thấy “xót ruột” thì ghé vào một gánh hàng rong, hoặc một quán ăn di động để thưởng thức những món ẩm thực dân dã của Trà Vinh như đá bào sữa, bún mắm, bánh canh, bún cà ri, bánh thốt nốt… món ăn nào giá cả cũng rất phải chăng.
Nằm cạnh ao Bà Om là chùa Âng và Bảo tàng văn hóa Khmer, hai điểm đến khá nổi tiếng của du lịch miền tây.
Xem thêm: NHÀ CỔ BÌNH THỦY CẦN THƠ – NGÔI NHÀ CỔ CÓ KIẾN TRÚC ĐẸP NHẤT MIỀN TÂY
Chùa Âng là một trong những ngôi chùa Khmer cổ kính và đẹp nhất của tỉnh Trà Vinh. Chùa nằm trên một mô đất cao với kiến trúc đặc trưng của người Khmer gồm các tháp cao vút, xung quanh các bức tường và mái ngói chùa được trang trí các hình tượng chim thần Garuda, rắn thần Naga, những loài vật linh thiêng trong văn hóa của người Khmer. Chùa Âng còn là nơi sinh hoạt, tu tập và diễn ra các lễ hội của người Khmer khu vực này.
Đối diện với chùa Âng là Bảo tàng văn hóa Khmer, du khách sẽ hiểu rõ thêm về cuộc sống và văn hóa của người dân nơi đây thông qua các hiện vật như: công cụ lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.